Bệnh đau cột sống thắt lưng
Bệnh
đau cột sống thắt lưng không gây chết người, nhưng có tính chất dai
dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế
vận động vùng thắt lưng…
Xem thêm: đau lưng nguyên nhân
Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa thì
triệu chứng đau thắt lưng được thể hiện khá sớm và rất khó chịu mà buộc
người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống thắt lưng thì mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê vật
nặng không cân xứng làm thoát vị đĩa đệm (lồi đĩa đệm) cũng là một trong
các nguyên nhân gây đau thắt lưng nhiều nhất. Thoát vị đĩa đệm gây đau
thắt lưng rất dữ dội, phải nằm bất động, không dám cựa quậy, đôi khi là
phải cấp cứu. Đau thắt lưng có thể do viêm dây chằng, đĩa đệm, lao cột
sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu.
Nhiều trường hợp đau
thắt lưng do viêm nhiễm ở một cơ quan lân cận khác trong cơ thể như viêm
phần phụ (nữ giới), viêm dạ dày – tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc
do vi khuẩn) hoặc sỏi đường tiết niệu. Các nguyên nhân này thường gây
đau thắt lưng một cách âm ỉ (trong trường hợp sỏi niệu quản đôi khi gây
đau dữ dội, được gọi là cơn đau quặn thận) và cùng lúc với các triệu
chứng của bệnh chính (đau dạ dày, sỏi tiết niệu, viêm phần phụ ở nữ
giới).
Điều trị đau cột sống thắt lưng cần căn cứ vào nguyên nhân
gây bệnh. Tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ
chuyên khoa sẽ cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến nhất với
các bệnh khác nhau là dùng thuốc và chủ yếu là thuốc giảm đau.
Xem thêm: bị đau lưng là bệnh gì
Ngoài
việc tìm căn nguyên để điều trị thì các việc làm khác để hỗ trợ cũng
rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức mình và bệnh của
mình. Đối với thoát vị đĩa đệm thì không thể tập thể dục như các bệnh
nhân khác được mà cần phải tuân theo lời dặn, tư vấn của bác sĩ điều trị
(đi bộ trên nền phẳng, không đi xe đạp, xe máy, ôtô những nơi gây xóc
nhiều, mấp mô, nhiều ổ gà). Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho
người thoái hóa cột sống thắt lưng cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác
sĩ điều trị và theo dõi sức khỏe cho mình.
Cần phát hiện và điều trị
ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm
đau, chống viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và
ngoại vi. Bệnh nhân cần xác định thái độ kiên trì điều trị lâu dài, tuân
thủ đúng chế độ thuốc men do thầy thuốc chỉ định.