Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Phồng đĩa đệm là gì ?


Bệnh thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm thường gặp ở độ tuổi 20-50, trên 70 tuổi ít gặp hơn. Bệnh hay bị nhầm với viêm dây thần kinh tọa, căng cơ và một số bệnh về cột sống khác như: thoái hóa, giãn dây chằng, lao, u... 


Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, xảy ra khi đĩa đệm chỉ mới phồng (lồi) ra sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường không gây chèn ép thần kinh. Do đó, khi bị phồng đĩa đệm thì người bệnh chưa có cảm giác đau và hạn chế vận động như thoát vị. 



Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời cộng với sự tác động của quá trình lão hóa, mang vác nặng, chấn thương,... thì phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm . Lúc này, nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt.


Một trong những nguyên nhân gây tê xuống chân là do khối thoát vị gây chèn ép thần kinh. Đa số các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu. Trường hợp của bạn nếu các bác sĩ chuyên khoa thăm khám không có chèn ép thần kinh thì có thể chữa bằng nội khoa hay Đông y, lý liệu pháp. Trong thư bạn nói đã chữa nhiều bằng thuốc Nam mà không đỡ thì bạn nên đi khám lại để đánh giá mức độ bệnh và tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể. Có thể dùng thuốc Đông y hoặc các liệu pháp vật lý trị liệu, xung điện, điện châm, chiếu tia hồng ngoại, kéo dãn... Hoặc về tây y, có thể dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm. Có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi theo chỉ định của bác sĩ. Tóm lại, tùy theo căn nguyên gây bệnh mà lựa chọn cách điều trị: nếu thiếu vitamin thì bổ sung vitamin. Nếu chèn ép thần kinh nặng cần phẫu thuật thoát vị. Bạn có thể khám và điều trị chuyên khoa xương khớp hoặc phòng mạch Đông y đều được. Để phòng ngừa bệnh, những người bị phồng đĩa đệm cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hạn chế mang vác, lao động nặng; tránh mọi chấn thương cho cột sống,...

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

4 thói quen khiến bạn dễ mắc bệnh sỏi mật

Sỏi mật là một trong các bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe. Đây là một bệnh về đường tiêu hoá, do sự xuất hiện sỏi cholesterol và/hoặc sỏi sắc tố mật.

4 thói quen khiến bạn dễ bị sỏi thận
4 thói quen khiến bạn dễ bị sỏi thận
Sỏi ở các đường mật trong gan hoặc ở nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc sỏi túi mật, cổ túi mật.

Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật.

Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.

Chia sẻ 4 thói quen khiến bạn dễ mắc bệnh sỏi thận:

1. Không ăn bữa sáng

Không ăn sáng là một trong những thói quen gây ra bệnh sỏi mật
Không ăn sáng là một trong những thói quen gây ra bệnh sỏi mật
Thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật. Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

2. Không thích uống nước

Việc không uống nước khiến bạn dễ mắc sỏi thận
Việc không uống nước khiến bạn dễ mắc sỏi thận
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.

3. Lười vận động

Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.
Lười vận động khiến bạn bị sỏi thận
Lười vận động khiến bạn bị sỏi thận
Cần tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.

4. Ăn quá nhiều dầu mỡ

Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Ăn nhiều dầu mỡ gây bệnh sỏi mật
Ăn nhiều dầu mỡ gây bệnh sỏi mật
Cần “quản lý” miệng, hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao, ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng... Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen....

Một số điều về bệnh sỏi mật bạn cần biết

Mật là bộ là bộ phận có chức năng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và giúp các chất béo đã được tiêu hóa có thể đi qua thành ruột. Mật có dạng dịch lỏng màu nâu, thành phần gồm có muối mật, cholesterol, bilirubin và lecithin.

Bệnh sỏi mật
Bệnh sỏi mật
Túi mật (gallbladder) có hình quả lê nằm dưới thùy gan phải, là cầu nối giữa gan và ruột bằng các ống nhỏ. Túi mật có nhiệm vụ chính là dự trữ mật. Mật được tạo thành trong gan rồi theo các ống gan đi vào túi mật, sau đó theo ống dẫn chung đi vào tá tràng (duodenum) do tác động của hormone cholecystokinin-pancreozymin tiết ra khi thức ăn vào tới tá tràng. Khi thức ăn đã tiêu hóa xong, túi mật thư dãn và lại tiếp tục tích trữ mật.

Bệnh sỏi mật:

Sỏi mật là một khối cứng trong túi mật. Nó được tạo nên khi những thành phần của mật như cholesterol, sắc tố mật bilirubin kết tủa ra khỏi dung dịch và tạo nên vật thể. Sỏi mật được tạo thành khi các đặc trưng vật lý có sự thay đổi làm cho cholesterol bị giảm tính hòa tan. Hầu hết những trường hợp sỏi mật ở Mỹ (80%) là do sỏi cholesterol tạo nên.

Sỏi mật
Sỏi mật
Sỏi mật có thể nhỏ như hạt cát (sạn túi mật) hay lớn bằng trái banh chơi golf. Túi mật có thể tạo nên một sỏi mật lớn, hàng trăm những sỏi nhỏ, hay hỗn hợp cả hai loại.

Sỏi mật có thể cản trở luồng mật luân chuyển trong mật nếu nó nằm tại những ống mật nhỏ dẫn mật từ gan đến ruột. Những ống mật nhỏ này có thể là ống gan (hepatic ducts) mang mật ra khỏi gan, ống dẫn mật (cystic ducts) luân chuyển mật tới lui từ gan đến túi mật, và ống mật chung (the common duct bile) dẫn mật từ những ống mật và ống gan đến ruột non.

Mật ứ trữ ở những chỗ bị nghẽn sẽ gây nên viêm túi mật, viêm ống dẫn mật và đôi khi dù rất hiếm gây viêm gan. Ống dẫn mật tới tụy tạng nếu bị nghẽn thì những diếu tố trong tuỵ tạng bị tích tụ ở tụy tạng và có thể gây nên viêm tụy tạng do sỏi mật (gallstone pancreatitis).

Nếu những ống dẫn mật bị nghẽn tắc trong một thời gian đáng kể thì nhiễm trùng hoặc hư hại những cơ quan liên hệ có thể xẩy ra. Triệu chứng báo trước thường gồm nóng sốt, vàng da, và đau dai dẳng. Sỏi mật gồm hai loại, loại sỏi mật cholesterol và sỏi mật chứa sắc tố mật bilirubin.

Sỏi mật bilirubin thường thấy ở những người bị bệnh gan viêm trầm trọng, hoặc bệnh về thiếu máu (sickle cell anemia). Sỏi mật sắc tố thường đậm màu và do bilirubin tạo nên.

Sỏi mật cholesterol thường thấy ở đàn bà ngoài 20 tuổi, nhất là đàn bà mang thai, đàn ông trên 60 tuổi, đàn ông và đàn bà béo phì, những người muốn gầy hay xuống cân trong một thời hạn gấp rút, những người dùng thuốc ngừa thai, những người dùng thuốc làm giảm thấp cholesterol trong máu, và những người Mỹ gốc da đỏ và gốc Mễ tây cơ.

Sỏi mật cholesterol có màu vàng xanh và được tạo nên do cholesterol cứng lại.

Nguyên nhân gây nên sỏi mật ?

Ngoài hai chất chính cholesterol gây sỏi cholesterol, và sắc tố bilirubin gây sỏi mật bilirubin, có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo sỏi mật nhất là sỏi mật cholesterol.

- Mập phì: Mập phì là một nguy cơ đáng ngại cho sỏi mật, nhất là cho đàn bà. Người ta giả định rằng mập phì có khuynh hướng làm giảm số lượng muối mật bài tiết, do đó cũng làm tăng hàm lượng cholesterol. Mập phì cũng làm giảm sự tống xuất túi mật.

- Estrogen: Lượng estrogen thặng dư do thai nghén, do uống kích thích tố, hay do uống thuốc ngừa thai cũng được giả định là làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu và làm giảm chuyển động của túi mật. Cả hai điều kiện này đều dễ gây nên sỏi mật.

- Chủng tộc: Người Mỹ thổ dân (Native Americans) trong cơ thể chứa di thể có khuynh hướng làm tiết nhiều cholesterol trong mật. Tỷ lệ số người có sỏi mật cao nhất là những người này. Một số lớn người Mỹ thổ dân đàn ông có sỏi mật vào tuổi 60. Giữa nhóm người Pima Indians ở Arizona, 70% đàn bà có sỏi trong mật vào tuổi 30. Người Mỹ gốc Mễ Tây cơ cũng có tỷ lệ bị sỏi mật rất cao.

- Phái tính: Đàn bà thường bị sỏi mật nhiều hơn. Số đàn bà giữa 20 và 60 tuổi có nhiều triển vọng bị sỏi mật gấp đôi số đàn ông.

- Tuổi tác: Những người trên 60 tuổi dễ bị sỏi mật hơn

- Thuốc làm giảm cholesterol: Thuốc làm giảm cholesterol trong máu làm tăng lượng cholesterol trong mật, và bởi thế cơ hội có sỏi trong mật lại cao hơn.

- Bệnh tiểu đường: Những người có bệnh tiểu đường thường có lượng fatty acids triglyce- -rides cao. Những chất này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.

- Xuống ký quá nhanh: Khi cơ thể cố gắng biến dưỡng chất béo trong thời gian xuống ký quá nhanh, nó có thể gây lý do cho gan tạo thêm nhiều hơn cholesterol để chuyển tới mật.

- Nhịn đói: Nhịn đói làm giảm chuyển động của túi mật, do đó mật tích tụ lại với nồng độ cholesterol cao, dễ gây sỏi mật.

- Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là đặc điểm của sỏi đường mật xứ nhiệt đới. Loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa. Trong phẫu thuật, khi mở ống mật chủ thường thấy sỏi nát mủn kèm với các mảnh xác giun hay giun còn sống. Vấn đề nhiễm ký sinh trùng đường ruột trong bệnh lý sỏi đường mật được tường trình qua nhiều nghiên cứu của các tác giả vùng nhiệt đới (xin đọc bài viết Sỏi mật ở Việt Nam).

Triệu chứng có bệnh sỏi mật ?

Triệu chứng thông thường nhất là cứ đau hoài ở phần bên phải bụng trên. Cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến vài giờ. Đôi khi bệnh nhân ói mửa hay đổ mồ hôi. Những cơn đau có thể cách nhau hàng tuần, hàng tháng và đôi khi cả năm.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Tùy theo vị trí của sỏi mật mà cường độ đau và biến chứng đến cơ quan liên hệ có thể xẩy ra. Khi ống dẫn mật bị nghẹt, bệnh nhân có thể bị viêm túi mật cấp tính (acute cholecystitis), bị nóng sốt, đau và có thể bị nhiễm trùng túi mật.

Trường hợp khi sỏi mật nằm trong ống dẫn mật chung (common bile duct) thì có thể gây nhiễm độc ống dẫn mật chung, và khi sỏi mật thoát khỏi ống mật vào trong tụy tạng, nó có thể gây viêm tụy tạng.

Chẩn đoán bệnh sỏi mật ?

Bệnh nhân cần cho y sĩ biết triệu chứng của mình càng nhiều chi tiết càng tốt khi đến khám bệnh bác sĩ. Nếu nghi là có sỏi trong túi mật thì thử nghiệm chức năng gan giúp cho biết được tình trạng bệnh căn cứ trên thông số thử nghiệm máu.

Siêu âm bụng (abdominal ultrasound) và cho uống thuốc uống cholesystogram (OCG) có chất cản quang rồi chụp quang tuyến X là hai phương pháp thường được dùng. Hai loại thử nghiệm này có hiệu nghiệm trong 95% trường hợp chẩn bịnh. Hiện nay chẩn bịnh bằng siêu âm rất thông dụng.

Đôi khi một phương pháp khác là nội soi ngược dòng chụp X quang đường mật và tụy tạng (mật tụy ngược dòng qua nội soi/endoscopic retrograde cholangiopancreatography / ERCP), hoặc phương pháp dùng kim luồn xuyên tới vùng gan và ống mật (chụp đường mật qua da xuyên gan/percutaneous transhepatic cholangiography /PTC) cũng được dùng tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

Điều trị bệnh sỏi mật ?

Với những sỏi mật không gây triệu chứng thì có thể theo dõi và chưa cần phải làm gì. Trong trường hợp có sỏi mật và túi mật viêm cấp tính thì cần mổ cắt bỏ túi mật (cholecystectomy).

Có hai phương pháp (thủ thuật) cắt bỏ túi mật :

- Một loại phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở ngỏ (open cholecystectomy) và một loại gọi là tiểu phẫu thuật cắt bỏ túi mật qua ống soi ổ bụng (laparoscopic cholecystectomy/belly-button surgery). Một vết mổ rạch dài từ năm đến tám inches được thức hiện trong phương pháp mở ngỏ để cắt túi mật. Phương pháp này rất an toàn và bệnh nhân cần nằm ở nhà thương bốn năm ngày và cần nhiều tuần ở nhà để phục hồi sức khỏe.

- Phương pháp mổ qua ống soi ổ bụng được thực hiện với một số vết rạch nhỏ ở vùng bụng, một máy camera tí hon và dụng cụ giải phẫu được mang vào trong bụng và phẫu thuật thực hiện qua màn ảnh truyền hình hướng dẫn ở phía ngoài. Phương pháp này mau lành hơn, vấn đề thẩm mỹ cũng khá hơn, thời gian ở nhà thương thường rất ngắn chỉ cần một hay hai ngày và thời gian bình phục ở nhà có thể chỉ trong vòng một tuần. Phương pháp này hiện nay được thực hiện trong đến 90 % trường hợp ở Hoa Kỳ.

- Ngoài phương pháp giải phẫu, trong một số bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân không thể có giải phẫu được vì tình trạng bệnh tật khác thì sỏi mật có thể được trị liệu bằng một vài loại thuốc uống. Những thuốc này làm nhẹ mật và giúp tan sỏi mật loại cholesterol.

Hiện nay trên thị trường có thuốc ursodiol (ursodeoxycholic acid/Actigall 300mg, Urso 250mg) và chenodiol (chenodeoxycholic acid/Chenix). (hiện nay Chenix chưa được chấp thuận cho lưu hành tại Hoa Kỳ và Canada). Thường thì thuốc uống không thể trị khỏi hẳn sỏi mật, và sỏi mật lại xuất hiện trở lại ở một số bệnh nhân. Thuốc này phải uống trong một thời gian lâu dài nhiều khi cả năm trước khi sỏi mật mới tan được. Cả hai loại đều gây tiêu chảy nhẹ, và chenodiol đôi khi gây cholesterol và diếu tố gan trong máu lên cao.

Đôi khi phương pháp chích thuốc methyl terbutyl ether thẳng vào túi mật để làm tan sỏi mật cũng được dùng. Phương pháp này có thể làm tan sỏi mật cholesterol không calci hóa trong vòng 1 đến 3 ngày nhưng thuốc rất độc hại, phải dùng hết sức cẩn thận.

Một phương pháp khác nói đến ở đây là dùng luồng sóng ngoài cơ thể để bắn vỡ sỏi mật (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy / ESWL), và sau đó cho dùng thuốc uống.

Phương pháp này phí tổn rất cao, và rất thịnh hành trong thời gian những năm 1990s, nhưng bây giờ ít dùng so với sự an toàn và phí tổn nhẹ của phương pháp mổ qua ống soi ổ bụng (laparoscopic surgery).

Cột sống thắt lưng bị đau

Bệnh đau cột sống thắt lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau.Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành và gây không ít phiền toái cho người bệnh cả trong cuộc sống, cả về sức khỏe.



Bệnh đau cột sống thắt lưng

Bệnh đau cột sống thắt lưng không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng…


Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa thì triệu chứng đau thắt lưng được thể hiện khá sớm và rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống thắt lưng thì mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê vật nặng không cân xứng làm thoát vị đĩa đệm (lồi đĩa đệm) cũng là một trong các nguyên nhân gây đau thắt lưng nhiều nhất. Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng rất dữ dội, phải nằm bất động, không dám cựa quậy, đôi khi là phải cấp cứu. Đau thắt lưng có thể do viêm dây chằng, đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu.

Nhiều trường hợp đau thắt lưng do viêm nhiễm ở một cơ quan lân cận khác trong cơ thể như viêm phần phụ (nữ giới), viêm dạ dày – tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn) hoặc sỏi đường tiết niệu. Các nguyên nhân này thường gây đau thắt lưng một cách âm ỉ (trong trường hợp sỏi niệu quản đôi khi gây đau dữ dội, được gọi là cơn đau quặn thận) và cùng lúc với các triệu chứng của bệnh chính (đau dạ dày, sỏi tiết niệu, viêm phần phụ ở nữ giới).

Điều trị đau cột sống thắt lưng cần căn cứ vào nguyên nhân gây  bệnh. Tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến nhất với các bệnh khác nhau là dùng thuốc và chủ yếu là thuốc giảm đau.


Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị thì các việc làm khác để hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức mình và bệnh của mình. Đối với thoát vị đĩa đệm thì không thể tập thể dục như các bệnh nhân khác được mà cần phải tuân theo lời dặn, tư vấn của bác sĩ điều trị (đi bộ trên nền phẳng, không đi xe đạp, xe máy, ôtô những nơi gây xóc nhiều, mấp mô, nhiều ổ gà). Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho người thoái hóa cột sống thắt lưng cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và theo dõi sức khỏe cho mình.
Cần phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau, chống viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi. Bệnh nhân cần xác định thái độ kiên trì điều trị lâu dài, tuân thủ đúng chế độ thuốc men do thầy thuốc chỉ định.