Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Liệu pháp nắn khớp xương có thể phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm?

Hầu hết nhiều người đã trải qua những bệnh như đau lưng, đau chân, yếu ở phần chân và những chức năng bất thường ở chi dưới thường được chẩn đoán là bệnh thoát vị đĩa đệm. Câu hỏi được đặt ra là – bệnh thoát vị đĩa đệm chính xác là gì và bằng cách nào để xác định Nếu như có những triệu chứng xảy ra?

1 thoat vi dia dem 195x300 Liệu pháp nắn khớp xương có thể chữa bệnh thoát vị đĩa đệm?

Một đĩa đệm giữa các đốt sống được tạo thành từ một vòng xơ bên ngoài và một trung tâm mềm. Đĩa nhận được chất dinh dưỡng thông qua các chuyển động lên và xuống của các đốt sống tạo nên các khe hở để cho máu và các chất lỏng có thể đi vào trong đĩa. Nếu sự di chuyển không xảy ra thì các vòng bên ngoài có thể bị khô và nứt làm cho các phần mềm của đĩa bị lồi ra. Đó là lí do tại sao lại gọi là thoát vị đĩa đệm (cũng có thể gọi là trượt đĩa đệm, lồi đĩa đệm).

Không phải tất cả các đĩa đệm thoát vị đều gây ra đau đớn hay sự không thoải mái. Đó là khi các vết lồi đặt áp lực lên các dây thần kinh cột sống thì các phản ứng sẽ xảy ra là sự đau đớn hay viêm nhiễm. Trên đây là những kiến thức rất quan trọng mà chúng ta nên biết trước khi có những tìm hiểu về nguyên nhân của những sự đau đớn.

Trật khớp một phần là gì?

Một trong những kiến thức rất quan trọng nữa để chẩn đoán về thoát vị đĩa đệm đó là trật khớp một phần. Trật khớp một phần xảy ra khi một hay nhiều xương trong cột sống bị lệch khỏi vị trí của nó. Và hậu quả là sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm và các áp lực trên các dây thần kinh của xương sống. Các áp lực hay sự viêm tấy lên trên các dây thần kinh sẽ làm cho các dây thần kinh gặp sự cố và làm sai chức năng của mình, đồng thời làm cản trở sự vận hành của các dây thần kinh khác.

Các triệu chứng có thể là một hay nhiều hơn trong số các triệu chứng dưới đây:

_ Các vết đau sẽ lan rộng xuống mông, phần đùi và bắp chân.

_ Vết thương có thể ở một chân (thường là ở một chân) hoặc cả hai chân

_ Tê liệt, ngứa hoặc yểu ở chân hoặc bàn chân.

_ Tê liệt, ngứa hoặc yếu ở một tay hoặc cả hai tay.

_ Trong một số trường hợp thì khi nằm xuống sẽ rất khó khăn.

_ Đau đột ngột hoặc bị vẹo cổ không thể giữ thẳng mà không gây đau đớn.

_ Có những thay đổi ở ruột, bàng quang và/hoặc bị tê liệt ở vùng háng.

Các chẩn đoán sớm

Chúng ta nên biết rằng phương pháp trị liệu – thậm chí điều trị bằng phương pháp nắn khớp xương – có thể kéo dài hằng năm. Thiếu chất dinh dưỡng, kém hiểu biết, thiếu tập thể dục và các hoạt động nâng lên không đúng cách sẽ làm cho cột sống bị ảnh hưởng. Chẩn đoán sớm và thực hiện các phương pháp trị liệu là cách tốt nhất để bắt đầu chữa các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Và phương pháp nắn khớp xương là sự lựa chọn số một để giảm đau kéo dài và có một cột sống khẻo mạnh trong tương lai.

 Cách điều trị

Có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm từ vật lý trị liệu, thuốc chống viêm, tiêm các hoocmon chữa viêm cho đến phẫu thuật. Do phẫu thuật lưng là phải thâm nhập sâu vào cơ thể mà nó lại không hoàn toàn thành công trong việc chữa trị các vấn đề, vì thế tốt hơn hết là hãy tìm đến với các dịch vụ nắn xương của các bác sĩ. Trước khi đến với phương án phẫu thuật thì chúng ta nên thử các liệu pháp điều trị đã được áp dụng từ rất lâu.

Một bác sĩ nắn khớp xương phải được đào tạo để đặt khớp xương đã bị trật về đúng vị trí của nó. Điều này có thể được thực hiện thông qua một chuỗi điều chỉnh khớp xương để khắc phục phần trật khớp trong cột sống. Những người nắn khớp xương là những chuyên gia được đào tạo lâu năm thành chuyên nghiệp trong việc điều chỉnh các khớp xương bị trật. Bên cạnh đó cũng có nhiều phương pháp để giải nén các đốt sống giúp đĩa có khả năng tự lành.

 Thêm thông tin chiết tiết về bài thuốc gia truyền chữa thoát vị đĩa đệm, Click xem chi tiết

Nguồn:http://thoaihoacotsong.vn/tri-thoat-vi-dia-dem/lieu-phap-nan-khop-xuong-co-the-chua-benh-thoat-vi-dia-dem/